Google EEAT là gì? Check list Google E-E-A-T cần làm

E-E-A-T LÀ GÌ

Nếu như bạn đã biết E-A-T là gì, thì nay bạn sẽ cần bổ sung thêm chút kiến thức vì tháng 12/2022, Google Search Central đã thông báo chính thức việc bổ sung thêm chữ E: trải nghiệm (“experience” trong tiếng Anh) vào trong E-A-T.

E-E-A-T nay trở thành một phần của nguyên tắc cho việc đánh giá kết quả tìm kiếm mà Google mới phát hành. Vậy E-E-A-T là gì, có tầm quan trọng như thế nào đối với SEO, và làm thế nào để cải thiện E-E-A-T?

Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây! Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!

Google EEAT được thông báo trên TWITER của Google Search Central
Google EEAT được thông báo trên TWITER của Google Search Central

Google EEAT là gì?

E-E‑A-T là viết tắt của Experience (Trải nghiệm), Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy). Google cũng đã đưa khái niệm này vào trong bản Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của họ.

Một tài liệu dài 170 trang được soạn bởi những chuyên gia hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng các kết quả tìm kiếm của Google. Bạn có thể tải tài liệu tiếng Anh đó tại đây

Google đã xuất bản tài liệu này trên các kênh online vào năm 2022 nhằm mục đích “giúp quản trị viên web hiểu những gì Google tìm kiếm trong một website”.

Google EEAT là gì?
Google EEAT là gì?

Google EEAT quan trọng như thế nào?

Website của bạn đang có dấu hiệu lao dốc, tuột hạng, nhất là về các mảng y tế, sức khỏe, tài chính…thì bạn nên xem xét lại website đã có đủ 4 yếu tố E-E-A-T chưa nhé?

Google sử dụng khái niệm này trong cách họ đánh giá các xếp hạng kết quả tìm kiếm có cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp hay không. Người bình thường có nhận thấy kết quả mà họ nhận được có E- E-A-T (tức là sự trải nghiệm về sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, kiến thức chuyên môn, tính xác đáng và độ tin cậy) hay không?

Ví dụ: Nếu bạn đang tìm kiếm một thực đơn giảm cân cho người béo phì thì E-E-A-T có lẽ không quan trọng lắm, nhưng đổi lại, nếu bạn đang tìm thuốc giảm cân an toàn thì chắc chắn trong trường hợp này E-E-A-T rất quan trọng.

Nếu Google xếp hạng nội dung về chủ đề này được viết bởi một tác giả thiếu hiểu biết, được xuất bản trên một trang web không đáng tin cậy và thiếu thẩm quyền, thì khả năng cao là nội dung đó không chính xác hoặc gây hiểu lầm. Tệ hơn nữa là có khả năng đe dọa tính mạng người đọc.

Google gọi các trang này là trang YMYL – Your Money Your Life (Tiền của bạn hoặc Cuộc sống của bạn), nghĩa là những trang chuyên môn và có tính ảnh hưởng đến hạnh phúc, sức khỏe, sự ổn định tài chính hoặc an toàn trong tương lai của con người.

Vì thế, nếu trang web của bạn được xây dựng xoay quanh chủ đề YMYL, thì việc chứng minh E-E-A-T là rất quan trọng.

Google EEAT được đánh giá như thế nào?

Về cơ bản, E-E-A-T không phải là những ý tưởng mới. Google cũng hoàn toàn không từ bỏ các nguyên tắc xếp hạng tìm kiếm để cung cấp thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là đối với những chủ đề mà chất lượng thông tin là cực kỳ quan trọng.

Thay vào đó, Google hy vọng những nội dung cập nhật này sẽ phản ánh đúng hơn những sắc thái trong cách mọi người tìm kiếm thông tin và về sự đa dạng của những thông tin chất lượng có mặt trên thế giới.

Trải nghiệm (𝗘𝘅𝗽𝗲𝗿𝗶𝗲𝗻𝗰𝗲):

Trải nghiệm có nghĩa là quá trình hoặc trạng thái của việc trải qua một sự kiện, một hoạt động hoặc một trải nghiệm nhất định. Đây là cách để trải nghiệm và hiểu thêm về thế giới xung quanh chúng ta thông qua việc sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ. Trải nghiệm cũng có thể góp phần vào việc phát triển cá nhân và mang lại cho chúng ta những cảm nhận và kinh nghiệm khác nhau.

Nội dung này chứng tỏ được rằng nó được tạo ra nhờ một mức độ kinh nghiệm nhất định (chẳng hạn như thật sự dùng sản phẩm, thật sự ghé thăm một địa điểm hoặc trao đổi với người có kinh nghiệm) hay không? Đối với người đọc thì đó cũng là tất cả những gì bạn trải nghiệm trên website của họ.

Tips: Để tăng sự trải nghiệm bạn cần thực hiện:

  • Cải thiện tốc độ tải website. Check tốc độ web của bạn ở đây: https://pagespeed.web.dev
  • Cải thiện nội dung cho rõ ràng, chi tiết về những kinh nghiệm của bạn đã từng trải qua: cách sử dụng, hướng dẫn, thủ thuật, ..
  • Sử dụng các đại từ ngôi thứ nhất như “Tôi”, “Chúng tôi” “Chúng tôi”, v.v. trong bài viết của bạn.
  • Ý kiến ​​cá nhân.
  • Viết nội dung độc đáo chỉ xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân.

Chuyên môn (𝗘𝘅𝗽𝗲𝗿𝘁𝗶𝘀𝗲):

Chuyên môn có nghĩa là chuyên biệt trong một lĩnh vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y tế hoặc giáo dục. Cụ thể, từ chuyên môn thường được sử dụng để chỉ những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó, mà thông thường đạt được thông qua việc học tập, nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực đó.

Những người có chuyên môn cao thường được coi là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình, và họ có thể được tìm kiếm và đánh giá cao trong việc cung cấp thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp và thực hiện các công việc trong lĩnh vực của mình.

Đối với các website về YMYL, như y tế, tài chính, pháp lý, đòi hỏi chuyên môn chính quy, bằng cấp và trình độ học vấn của người tạo nội dung. Đối với các chủ đề không phải YMYL, người viết chỉ cần trình bày rõ kinh nghiệm và quan điểm sống của cá nhân mình.

Trong một số trường hợp hoặc vấn đề liên quan đến YMYL, Google lại cho rằng kinh nghiệm sống thường ngày cần thiết hơn là kiến thức chuyên môn.

Hãy tưởng tượng một người sống sót sau ung thư viết những lời khuyên để vượt qua hóa trị. Phần lớn, kinh nghiệm là một rào cản thấp hơn để vượt qua so với chuyên môn hoặc thẩm quyền.

Tips: Để tăng sự chuyên môn bạn cần thực hiện:

  • Hãy nên có 1 trang hoặc bài viết tự giới thiệu về công ty/ cá nhân.
  • Cập nhật nội dung thường xuyên trên website (Nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể nhờ đến dịch vụ chăm sóc website chẳng hạn).
  • Đề ra các mục đích, mục tiêu rõ ràng trong các bài viết
  • Tạo hồ sơ tác giả thật và tránh sử dụng tên giả.
  • Tạo một trang tác giả chi tiết.
  • Author Schema

Ví dụ về Author Schema bạn có thể tham khảo cách tôi đã làm với website Fame Media hoặc bạn có thể sử dụng công cụ tạo Schema tại link: https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/

<script type=”application/ld+json”>
{
“@context”: “https://schema.org/”,
“@type”: “Person”,
“name”: “Nguyễn Danh“,
“url”: “https://famemedia.vn/”,
“image”: “https://scontent.fsgn2-3.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-1/387852501_3535470980104652_391987498275270298_n.jpg?stp=c50.0.200.200a_dst-jpg_p200x200&_nc_cat=107&ccb=1-7&_nc_sid=5f2048&_nc_ohc=i-aTbbVadiIAX8dix2l&_nc_ht=scontent.fsgn2-3.fna&oh=00_AfBAbQbJ3oVSAh8_bqjV0aTVlxoGMIMWiCRdCpZbD1PmEA&oe=652C7A41”,
“sameAs”: “https://www.facebook.com/nguyenphudanh.901/”,
“jobTitle”: “CEO”,
“worksFor”: {
“@type”: “Organization”,
“name”: “Fame Media”
}
}
</script>

  • Bao gồm các trang truyền thông xã hội có thông tin Tác giả của webmaster.

Thẩm quyền (𝗔𝘂𝘁𝗵𝗼𝗿𝗶𝘁𝗮𝘁𝗶𝘃𝗲𝗻𝗲𝘀𝘀):

Thẩm quyền được hiểu nôm na là website của bạn có thể đề ra quyết định, hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó cho người dùng hay không?

Nói cách khác để đánh giá tính thẩm quyền của 1 website, người ta thường tìm hiểu xem người dùng thật, cũng như các chuyên gia, nghĩ gì về website ấy qua các dữ liệu như: reviews, tài liệu tham khảo, khuyến nghị của các chuyên gia, các bài báo và thông tin đáng tin cậy khác do các cá nhân tạo/viết về trang web.

Tips: Để tăng thẩm quyền cho website bạn cần thực hiện:

  • Có các bài viết review đánh giá về sản phẩm/ dịch vụ của bạn từ các website uy tín khác
  • Một số lượng lớn các đánh giá tích cực trên nhiều trang web đánh giá (Google Map, Tripadvisor, Trustpilot, Facebook, Yelp, v.v.) chứng tỏ rằng công ty của bạn đáng tin cậy trong mắt người tiêu dùng.
  • Xây dựng cấu trúc silo với các trang PILLA CONTENT
  • Bao gồm các chủ đề có lượng tìm kiếm thấp nhưng rất quan trọng đối với việc đưa tin theo chủ đề.
  • Bài viết guestpost có nội dung nói về site của bạn nhưng theo ý kiến chủ quan

Độ tin cậy (Trust):

Độ tin cậy là “số liệu” mà Google đang cố gắng đo lường bằng cách đánh giá trải nghiệm, kiến ​​thức chuyên môn và quyền hạn của một phần nội dung.

Tips: Để tăng sự chuyên môn bạn cần thực hiện:

  • Xây dựng các backlink có giá trị, chẳng hạn như backlink báo
  • Xây dựng thương hiệu tốt trên các báo PR.
  • Thong tin liên hệ đầy đủ ở footer web
  • Tạo nhiều địa chỉ email (biên tập viên, quảng cáo, công việc, phương tiện truyền thông, v.v.) và đặt chúng trên trang Liên hệ.
  • Tạo trang Giới thiệu về chúng tôi/Công ty và liệt kê tầm nhìn, ….
  • Organization Schema.

Ví dụ về Organization Schema hoặc bạn có thể sử dụng công cụ tạo Schema tại link: https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/

<script type=”application/ld+json”>
{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “NewsMediaOrganization”,
“name”: “Fame Media”,
“alternateName”: “Công ty TNHH Fame Media”,
“url”: “https://famemedia.vn”,
“logo”: “https://famemedia.vn/wp-content/uploads/2020/09/Fame-Media_logo_company-1024×512.png”,
“contactPoint”: {
“@type”: “ContactPoint”,
“telephone”: “0938909901”,
“contactType”: “sales”,
“contactOption”: “TollFree”,
“areaServed”: “VN”,
“availableLanguage”: “Vietnamese”
},
“sameAs”: [
“https://www.facebook.com/famemedia.vn”,
“https://twitter.com/famemediavn”,
“https://www.linkedin.com/in/dich-vu-seo-rong-dai-duong/”,
“https://www.pinterest.com/famemediavn/”,
“https://www.youtube.com/@famemediaofficial/”
]
}
</script>
  • Liên kết tới tất cả các trang tác giả từ trang Giới thiệu.
  • Tạo privacy, terms & conditions, editorial guidelines
  • Tạo sơ đồ trang web, đặt nó vào menu chân trang.

E-E-A-T có phải là 1 yếu tố xếp hạng không?

Về mặt số liệu có thể đo lường được, EEAT không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp của Google . Tuy nhiên, có những tín hiệu khác mà Google sử dụng để xác định kiến ​​thức chuyên môn, thẩm quyền và sự tin cậy là những yếu tố xếp hạng.

Vào tháng 2 năm 2019, Google đã phát hành sách: “ Cách Google chống lại thông tin sai lệch ”, nêu rõ tầm quan trọng của EEAT trong xếp hạng của họ trên các kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, không có một số liệu nào để đo điểm Google E-E-A-T. Thay vào đó, nó đánh giá các yếu tố khác, có thể đo lường được, cho biết chất lượng của tác giả, trang web, trang web và thương hiệu.

Bạn có thể hiểu nôm na là Google dựa vào E-E-A-T để từ đó đánh giá, xếp hạng từ khóa website qua các yếu tố xếp hạng như: backlink, content, technical website, time on site, các đánh giá từ người dùng….

Có thang điểm nào dành riêng cho E-E-A-T không?

Hoàn toàn không có bất kỳ thang điểm nào để tính E-E-A-T. Vì Google để cho bạn thoải mái thể hiện sự trải nghiệm, sự chuyên môn, tính thẩm quyền và độ tin cậy trong mắt người đánh giá chất lượng

Cách cải thiện SEO E-E-A-T

Nếu chẳng may website của bạn đang có các dấu hiệu: rớt hạng từ khóa, denindex một số link thì có một số phương pháp hay nhất để cải thiện Google E-E-A-T trong SEO:

Tăng điểm Google Page Speed

Bạn và tôi chắc chắn không muốn ghé thăm một website mà phải chờ đợi tải trang hàng giờ đồng hồ hoặc với những website có bố cục rối rắm đúng không? Như bên trên chúng tôi có đề cập, bạn nên thường xuyên kiểm tra điểm Google Page Speed để cải thiện tối ưu. Tốt nhất là 80/100 cho mobile, 90/100 cho Desktop (PC).

Vì nếu điểm Google Page Speed khá thấp sẽ gây ra các lỗi trong Google Search Console như lỗi: trải nghiệm trên trang, chỉ số thiết yếu về trang, tính khả dụng trên thiết bị di động.

Google Page Speed
Google Page Speed

Xây dựng nhiều liên kết chất lượng

Mặc dù trong tài liệu “Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google” không nhắc đến việc tạo ra các backlink nhưng Gary Illyes, nhà phân tích xu hướng quản trị web của Google, đã nói rằng E-E-A-T phần lớn dựa trên các liên kết và đề cập từ các trang web có thẩm quyền.

Ông ấy cũng nói rằng Google thực sự rất giỏi trong việc hiểu được liên kết nào đáng được cân nhắc, vì vậy hãy ưu tiên xây dựng các liên kết chất lượng cao hơn là liên kết chất lượng thấp.

Xây dựng liên kết chất lượng
Xây dựng liên kết chất lượng

Cập nhật nội dung mới thường xuyên

Nếu bạn đang làm về các lĩnh vực sức khỏe, tài chính, pháp luật…thì việc thường xuyên cập nhật nội dung mới là rất quan trọng để cải thiện E-E-A-T.

Những lời khuyên về tài chính, pháp lý, tư vấn thuế,… đạt mức E-E-A-T cao cũng đồng nghĩa với việc đó đều là các nguồn thông tin đáng tin cậy cần được duy trì và cập nhật thường xuyên.

Hãy cập nhật tất cả nội dung của bạn với thông tin chính xác nhất có thể. Điều này đặc biệt xảy ra nếu bạn có các trang có thông tin nhạy cảm về thời gian, chẳng hạn như tin tức. Hoặc, hãy nghĩ về thông tin y tế, trong đó việc cập nhật nội dung dựa trên kiến ​​thức và khám phá mới nhất trong lĩnh vực y tế là rất quan trọng.

Hiển thị đầy đủ thông tin liên lạc

Điều này có vẻ nhỏ nhặt nhưng việc hiển thị thông tin liên hệ của bạn trên trang web cho thấy rằng bạn là một công ty thực sự với những con người thực sự.

Các trang web không cung cấp thông tin liên hệ có thể không quan tâm nhiều đến đối tượng của họ. Trên trang web của bạn, bao gồm tất cả các cách mọi người có thể liên lạc với bạn, cũng như địa chỉ thực của công ty bạn.

Trên trang web của bạn, bao gồm tất cả các cách mọi người có thể liên lạc với bạn, cũng như địa chỉ thực của công ty bạn.

Qua bài viết, Danh hy vọng bạn đã hiểu ra tầm quan trọng của E-A-T đối với SEO và cải thiện được trải nghiệm – chuyên môn – thẩm quyền – độ tin cậy của website thật tốt sao cho đáp ứng nhu cầu của Google cũng như người dùng.

Đặc biệt, đối với các website chuyên về chủ đề YMYL (y tế, tài chính, pháp lý,…) thì việc cải thiện E-A-T lại càng quan trọng hơn cả.

Hơn nữa, thuật toán Google cũng như Nguyên tắc xếp hạng của họ thường xuyên thay đổi, vì vậy các tiêu chí E-E-A-T có thể sẽ thay đổi và phát triển theo thời gian. Nhiệm vụ của bạn là hãy cập nhật thường xuyên và căn chỉnh kịp thời nhé!

Chúc bạn thành công!

4.8/5 - (13 bình chọn)