SEO Onpage là một phương pháp quan trọng trong kỹ thuật SEO, giúp cho website của bạn được xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến nội dung của bạn, trang web của bạn sẽ xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm
Là những người tối ưu hoá website hay còn gọi làm SEO thì chắc chắn phải biết SEO Onpage là gì, tuy nhiên với những người mới làm SEO vẫn hay tìm những khái niệm seo onpage, cách SEO Onpage website chuẩn Google. Và bài viết SEO Onpage là gì sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ kiến thức cũng như cách SEO On Page 2024 cần biết.
=> Nếu bạn muốn tìm hiểu, học chuyên sâu hơn, liên hệ học SEO qua khóa đào tạo SEO mới nhất tại Fame Media:
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage (hay còn được gọi là SEO Onsite) là kỹ thuật tối ưu hóa trên trang web của bạn để tăng khả năng xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm. Những yếu tố tối ưu hóa Onpage bao gồm các yếu tố về nội dung, thiết kế trang web, cấu trúc URL, sự tổ chức của trang web, tốc độ tải trang và nhiều yếu tố khác.
Website dễ đọc, tốc độ tải trang nhanh, các liên kết bên trong trang cung cấp các kiến thức cho người đọc. Và tất cả các yếu tố này được gọi là SEO Onpage. Quá đơn giản đúng không nào, tuy nhiên, để website thân thiện người dùng, dễ sử dụng thì không phải chỉ có các yếu tố đó mà cần nhiều áp dụng kỹ thuật SEO.
=> Tìm hiểu thêm: Backlink báo
Tại sao cần SEO Onpage
Nhồi nhét backlink, spam từ khoá trong website, đẩy mạnh số lượng bài viết chưa chắc website đạt thứ hạng cao bằng việc làm SEO Onpage chuẩn Google.
Với tiêu chí: dễ dùng, thân thiện người dùng thì Google càng ngày là 1 bộ máy tìm kiếm thông minh. Qua đó, nếu bạn có 1 website làm SEO Onpage tốt thì dễ dàng đạt top từ khóa trên bảng kết quả tìm kiếm
Checklist 14 Tiêu chuẩn SEO Onpage 2024 được Google ưu tiên hàng đầu
Tối ưu url trong SEO Onpage
Cấu trúc URL là yếu tố khác trong SEO Onpage. URL của trang web của bạn nên được thiết kế để dễ đọc và dễ hiểu, đồng thời cũng phải liên quan đến từ khóa của bạn. Nếu có thể, hãy sử dụng từ khóa trong URL của bạn.
Bạn hãy kiểm chứng với mọi kết quả xuất hiện trên Google thì các đường dẫn url đều chứa từ khoá trọng tâm (từ khoá có lượng tìm kiếm nhiều nhất). Vì thế để một đường dẫn được tối ưu SEO Onpage thì điều kiện bắt buộc phải có là chứa từ khoá.
Đường dẫn dài sẽ tốt hay ngắn sẽ tốt hơn? Đây là câu hỏi nhiều bạn làm seo hay thắc mắc, vấn đề ở đây không phải cứ dài sẽ tốt mà là đủ.
Có nghĩa là khi bạn cần đẩy từ khoá cho 1 landing page hay 1 link nào thì chỉ cần đường dẫn chứa từ khoá đó. Ví dụ: Famemedia làm dịch vụ seo thì đường dẫn sẽ là: Famemedia.vn/dich-vu-seo hoặc nếu muốn đẩy từ khoá dịch vụ seo tphcm lên thứ hạng cao thì đường dẫn url sẽ là: famemedia.vn/dich-vu-seo-tphcm
Trong trường hợp bạn muốn đẩy nhiều từ khoá cho 1 link hay 1 landing page thì đường dẫn sẽ chứa các cụm từ cần đẩy top.
Ví dụ: famemedia.vn/cong-ty-dich-vu-seo-tphcm. Với đường dẫn trong ví dụ minh hoạ bạn sẽ các từ khoá: công ty dịch vụ seo, dịch vụ seo tphcm, công ty dịch vụ seo tphcm, công ty seo tphcm…
Tối ưu thẻ meta description trong SEO Onpage
Meta description và title tag là hai yếu tố rất quan trọng trong SEO Onpage. Title tag của bạn nên chứa từ khóa của bạn và có độ dài tối đa khoảng 156 ký tự. Meta description của bạn nên mô tả ngắn gọn về nội dung của trang web của bạn và cũng chứa từ khóa của bạn.
Thẻ meta description chuẩn sẽ không chứa quá nhiều từ khoá, mà thay vào đó là các từ ngữ nhằm tăng tỉ lệ nhấp chu, khiến cho traffic vào website bạn cao hơn.
Tối ưu các file Robots.txt và Sitemap.xml
Robots.txt và Sitemap.xml là 1 file luôn luôn được sử dụng khi làm SEO, tối ưu hoá chuẩn SEO Onpage để Google hiểu website đang cung cấp thông tin gì, liên kết nào được ưu tiên xếp hạng, liên kết nào cần chặn hiển thị trên Google.
Robots.txt và Sitemap.xml xuất hiện cùng vị trí với file index.html hoặc index.php trong hosting.
Để tạo ra 2 file này có thể tạo ra bằng cách thủ công hoặc dùng các add on, plugin để tạo.
Cách tạo file robots.txt:
Bạn tạo 1 file với tên gọi là robots.txt có nội dung sau:
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Allow: /wp-admin/admin-ajax.php
Cách tạo file sitemap.xml:
Bạn truy cập vào đường dẫn: https://www.xml-sitemaps.com điền địa chỉ website cần tạo sitemap sau đó bấm create, bạn sẽ có ngay file sitemap.xml, tải về và upload lên cùng hạng với file index.html hoặc index.php
Hoặc bạn có thể dùng plugin SEO Yoast để tạo sitemap.xml nếu bạn dùng mã nguồn wordpress
Tối ưu thẻ Heading 1 2 3
Thẻ Heading 1 được định nghĩa là tên bài viết hay tiêu đề bài viết, chớ nên bỏ qua thẻ này bạn nhé. Trong SEO Onpage, thẻ Heading 1 đóng vai trò là cầu nối giữa bạn với người đọc, bạn với Google.
Vậy nên khi tối ưu SEO Onpage với thẻ heading 1, hãy cố gắng đa dạng, tạo sự liên quan và hướng tới người dùng nhiều nhất có thể
Thẻ Heading 2 3 được định nghĩa là thẻ tiêu đề đoạn nội dung, qua đó, Google sẽ hiểu được bài viết của bạn gồm những ý nào chính, ý nào phụ.
Cần lưu ý quan trọng khi làm SEO Onpage, các thẻ Heading 2 3 nên chứa từ khoá semantic keyword tạo sự mở rộng liên quan đến chủ đề bài viết giúp bài viết mạch lạc dễ hiểu hơn
Số lượng chữ/ từ có trong bài viết
Một bài viết 200-300 từ/chữ thì chắc chắn 1 điều rằng ít thu hút người đọc hơn bài viết trên 1.000 từ. Nhưng không phải cứ dài là sẽ có hiệu quả khi tối ưu SEO Onpage chuẩn. Hãy chắc chắn bài viết cung cấp đủ thông tin mà bạn truyền tải
Với các bài viết cần SEO hay các landing page cần đẩy top thứ hạng cao thì số lượng từ tối thiểu cần là 1.300. Các danh mục cần mô tả thông tin với số từ cần là 500.
Tóm lại bài viết chuẩn SEO cần thể hiện độ chuyên sâu, các kiến thức cung cấp cho người đọc, nên thời gian người dùng dành ra để ở lại web và đọc bài viết cũng sẽ lâu hơn.
In đậm keyword khi tối ưu SEO Onpage bài viết
Chắc chắn rồi, một bài viết nào đó chứa các từ khoá in đậm bạn sẽ chú ý nó đầu tiên. Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài. Ngoài ra, dàn trải từ khóa phụ/từ liên quan/từ đồng nghĩa xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý, tạo thành chủ thể thống nhất cho bài viết.
Hãy nhớ rằng dù làm bất kỳ thủ thuật nào trong quy trình seo web cũng cần ưu tiên sự tự nhiên, đừng gượng ép mà nhồi nhét toàn bộ từ khóa vào bài viết. Cách SEO web tốt nhất chính là luôn luôn nghĩ tới người dùng.
Semantic keyword
Nội dung với 1 bài SEO Onpage chuẩn được sử dụng semantic keyword sẽ được Google đánh giá thứ hạng cao hơn các bài chỉ nhồi nhét từ khoá.
Semantic Keyword là những từ khóa ngữ nghĩa (đồng nghĩa, gần nghĩa, bổ nghĩa cho từ khóa gốc). Đây là những từ khóa liên quan trong thị trường của bạn, khi thêm vào bài viết sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung bài viết.
Bạn có thể sử dụng công cụ TEXT RAZOR để tìm kiếm các semantic keyword nhé. Lưu ý thêm, để tìm semantic keyword bạn nên tra khảo các trang wiki bằng ngôn ngữ tiếng Anh sau đó dịch lại tiếng Việt.
Hình ảnh
Tập trung tối ưu các đoạn văn bản mà quên mất không tối ưu hình ảnh là sự thiếu sót trầm trọng trong quy trình SEO Onpage
Bài viết chuẩn SEO sẽ cần tối ưu hình ảnh bằng việc các phần meta trong hình phải được điền đầy đủ bao gồm (title, sub-title, author, meta description …)
Ngoài ra, bạn có thể tối ưu chuyên sâu hơn bằng việc áp dụng SEO hình ảnh lên top tìm kiếm. Vì Googlebot không nhận biết được hình ảnh, chỉ có thể đọc được chữ cái hay kí tự mà thôi. Vì vậy, thêm text vào hình ảnh sẽ giúp Google nhận biết nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Lưu ý: Sử dụng các thẻ alt text (chèn semantic keywords hoặc các keywords SEO). Các thẻ alt có nội dung mô tả đầy đủ sẽ giúp hình ảnh lên top Google Image. Hình ảnh đầu tiên nên chứa từ khóa SEO chính xác nhưng cũng tránh chèn nhiều từ khóa trong hình.
Tối ưu độ chuyên sâu content
Đừng cố qua mặt Google với các bài viết “dởm”, mà hãy đặt tâm mình vào để làm nội dung cho tốt, Google sẽ thích bạn ngay.
Thật vậy, bài viết thể hiện kiến thức sâu rộng của bạn sẽ được đánh giá cao, không chỉ là Google mà còn với người đọc, cho thấy bạn là chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh.
Cụ thể trong một bài viết nói về đau lưng, bài viết sẽ đề cập:
- Đau lưng là gì?
- Các dấu hiệu về bệnh đau lưng
- Nguyên nhân
- Cách chữa trị bệnh đau lưng
- …
Đó những chủ đề con trong một chủ đề lớn về đau lưng.
Hầu như các bài viết top đầu của từ khóa (keyword) này có độ chuyên sâu của content hơn.
Lấy một ví dụ khác về nghiên cứu từ khóa search engine optimization (tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm), bạn tìm kiếm trên Google và thấy top đầu đang đề cập đến những chủ đề sau đây:
- Top 1: SEO là gì, quy trình xây dựng web chuẩn seo.
- Và Top 2: SEO là gì, các yếu tố để seo thành công
- Top 3: SEO là gì, tại sao seo rất quan trọng với mỗi website
- Top 4: SEO là gì, Lợi ích & 15 Công việc nhân viên SEO phải biết!
Internal link
Mở rộng sự liên quan trong bài viết không chỉ bằng nội dung, từ khoá mà còn là các internal link hay còn gọi là các liên kết bên trong website. Internal Link tác dụng mạnh trong việc hỗ trợ các kiến thức, nội dung liên quan với chủ đề mà người dùng đang xem, qua đó giúp Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn.
Internal Link góp phần củng cố ba thành phần trong phễu (funnel) của bạn.
- Chuyển sự uy tín (authority) từ trang này sang trang khác (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: SEO)
- Điều hướng khách truy cập vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao. (khả năng sử dụng: Usability)
- Thúc đẩy khách truy cập hành động phản hồi theo những lời kêu gọi hành động. (call-to-action) (tối ưu hóa chuyển đổi: Conversion Optimization)
Khác với internal link, external link là những liên kết trên website của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet. Cùng với internal link, external link là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao thứ hạng cho website của bạn trên công cụ tìm kiếm.
Những link này giúp Google hiểu được chủ đề của website bạn rõ hơn. Và còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ với các trang web khác nữa. Quan trọng hơn, External links có tác động tích cực đến SEO. Cụ thể, nó giúp bạn tăng độ trust (độ tin tưởng của Google) lên rất nhiều lần.
Tối ưu tốc độ tải trang
Bạn chẳng bao giờ muốn lưu lại 1 trang mà tốc độ tải trang quá lâu? Ai cũng như thế và Google đánh giá thấp khi thời gian tải trang quá lâu, do đó khi làm SEO Onpage cần nhất là yếu tố tốc độ tải trang bạn nhé
Công cụ để đo tốc độ tải trang, bạn có thể vào Pagespeed Insight Google
Tiếp đến điền địa chỉ website cần kiểm tra tốc độ và làm theo các yêu cầu để cải thiện thời gian tải trang như:
-
- Bật Gzip để nén các , làm giảm kích thước các file CSS, HTML, JavaScript có dung lượng > 150 byte.
- Tối ưu các đoạn code CSS, Js, xoá bỏ các đoạn dư thừa trong code để tăng tốc độ
- Hạn chế redirect vì mỗi lần trang redirect, người dùng phải chờ một khoảng thời gian phản hồi.
Thử tưởng tượng nếu bạn redirect 3 lần từ A → B → C thì mỗi lần redirect như vậy trang sẽ tải chậm hơn. Thay vì vậy, hãy redirect thẳng từ A → C để rút ngắn thời gian người dùng chờ nhé! - Tối ưu hình ảnh bằng cách giảm thiểu dung lượng hình, sử dụng đúng định dạng (ví dụ graphic dưới 16 màu nên dùng PNG trong khi hình ảnh thường là JPEG).
Đảm bảo Mobile Friendly
85% lượng truy cập thông qua các kết quả tìm kiếm trên Google ở giao diện Mobile, bạn có muốn mất đi 85% khách hàng đang sử dụng điện thoại không?
Hãy tối ưu web của bạn để thân thiện, dễ dùng trên mobile vì xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng gia tăng, Google bắt đầu ưu tiên trải nghiệm người dùng trên điện thoại. Và việc thiết kế phiên bản website thân thiện với thiết bị di động đã trở thành một yếu tố xếp hạng.
301 Redirect
Nếu bạn đang có những bài viết cần chuyển hướng đến bài viết mới hoặc hay hơn thì kỹ thuật dùng 301 redirect sẽ tốt hơn là xoá bỏ bài đó, kỹ thuật 310 redirect nhằm tránh tình trạng 404 content (Nội dung không được tìm thấy).
404 và Https
Theo thống kê của Ahrefs năm 2016, 80% website xếp hạng 1 của Google hiện chưa sử dụng Https.
Nhưng vào 2014, thống báo chính thức của Google đã công bố Https như một tín hiệu SEO trong SEO onpage.
Cụ thể, vào hai ngày 18 và 19/8/2017 vừa qua, Google Webmaster Tools cũng gửi hàng loạt thông báo. Những thông báo về các Webmaster bảo rằng nên cài đặt https đối với các trang web chưa cài đặt.
Kinh nghiệm để tối ưu hóa SEO Onpage
Sau đây là một số kinh nghiệm quan trọng để tối ưu hóa SEO Onpage:
- Đảm bảo rằng bạn sử dụng các từ khóa một cách hợp lý trong nội dung của bạn, đồng thời tránh spam từ khóa.
- Sử dụng các công cụ như Google Analytics và Google Search Console để theo dõi hiệu quả của SEO Onpage của bạn.
- Kiểm tra liên kết phân tích và sửa chữa các liên kết hỏng hoặc không hoạt động.
- Cập nhật trang web của bạn thường xuyên với nội dung mới và chất lượng cao.
- Đảm bảo rằng trang web của bạn được tối ưu hóa cho các thiết bị di động.
FAQ
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là kỹ thuật tối ưu hóa trang web của bạn để tăng khả năng xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.
Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage bao gồm những gì?
Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage bao gồm các yếu tố về nội dung, thiết kế trang web, cấu trúc URL, sự tổ chức của trang web, tốc độ tải trang và nhiều yếu tố khác.
Tại sao tối ưu hóa SEO Onpage quan trọng?
Tối ưu hóa SEO Onpage giúp cho trang web của bạn xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, giúp gia tăng lượng traffic truy cập vào trang web của bạn.
Làm thế nào để tạo nội dung chất lượng cho SEO Onpage?
Nội dung chất lượng là nội dung có giá trị cho người đọc, đảm bảo rằng nội dung của bạn hữu ích và đáp ứng nhu cầu của người đọc. Bạn nên sử dụng từ khóa chính liên quan đến nội dung của bạn và phân phối chúng một cách hợp lý trong bài viết.
Tại sao tốc độ tải trang quan trọng trong SEO Onpage?
Tốc độ tải trang là yếu tố rất quan trọng trong SEO Onpage vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Nếu trang web tải chậm, người dùng sẽ không muốn chờ đợi và có thể chuyển sang trang web khác, dẫn đến giảm traffic truy cập vào trang web của bạn. Hơn nữa, Google cũng đánh giá cao tốc độ tải trang, do đó nếu trang web của bạn tải nhanh hơn, nó sẽ được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage, checklist và những kinh nghiệm để tạo ra một trang web được tối ưu hóa tốt nhất cho công cụ tìm kiếm. Để tối ưu hóa SEO Onpage, bạn cần đảm bảo rằng nội dung của bạn chất lượng và hữu ích, sử dụng từ khóa liên quan đến nội dung của bạn, thiết kế trang web đơn giản và dễ sử dụng, tối ưu hóa tốc độ tải trang và sử dụng các công cụ theo dõi để đánh giá hiệu quả của SEO Onpage của bạn. Chúc bạn thành công trong việc tối ưu hóa SEO Onpage cho trang web của mình.