SEO Amazon | Chiến lược SEO Amazon top trong 8 ngày

Chiến lực SEO sản phẩm lên trang 1 Amazon trong 8 ngày

Amazon xếp hạng sản phẩm dựa trên số lượt mua hàng qua từ khoá. Nghĩa là người dùng tìm kiếm từ khoá, thêm vào giỏ và mua hàng. Càng có nhiều người mua hàng qua từ khoá thì sản phẩm càng được ưu tiên hiển thị hơn.

Bước 1: Xác định từ khoá tìm năng bằng  Helium10 và dự đoán số sales cần thiết để ranking sản phẩm lên top.

Helium10 cũng gợi ý những từ khoá liên quan, số lượt tìm kiếm hàng tháng và số trang bán hàng của đối thủ có chứa từ khoá này. Từ đây, chúng ta sẽ lựa chọn từ khoá phù hợp với nguồn lực của mình.

Bước 2: Xác định số sales cần “give-aways” để sản phẩm lên TOP từ khoá đó trong 8 ngày.

Khi mới bắt đầu, bạn hãy thử nghiệm phương pháp launching này bằng cách chọn từ khoá dài để có tỷ lệ chuyển đổi cao, nhưng cần ít sales để lên top.

Ví dụ 1: từ khoá “Felt letter board” có tổng số sales cần để lên top trong 8 ngày là 384, vậy mỗi ngày bạn cần phải bán được trung bình 48 sales.

Ví dụ 2: từ khoá “message board with letters” chỉ cần 120 sales để lên TOP, vậy mỗi ngày tôi chỉ cần bán trung bình 15 sales, đều trong 8 ngày thì sản phẩm của tôi sẽ lên trang 1.

Bạn nên bắt đầu với những từ khoá cần số lượng “give-aways” dưới 10 sales/ngày. Khi đã nhìn thấy hiệu quả và nguồn lực cũng như kỹ năng đẩy sales của bạn tốt hơn thì bạn có thể hướng đến những từ khoá mang về nhiều sales hơn.

Và đương nhiên mục tiêu của chúng ta là phải ranking sản phẩm lên top với càng nhiều từ khoá thì càng tốt.

Khi sản phẩm của bạn mới lên kệ của Amazon sẽ chưa có thứ hạng nên đầu như không có ai biết để mua hàng.

Vậy làm thế nào để một người mới chưa giỏi marketing vẫn có thể có những đơn hàng đầu tiên và đủ số sales cần thiết trong 8 ngày để từ khoá lên top?

Trước tiên không thể bỏ qua công cụ có sẵn của Amazon đó chính là nền tảng quảng cáo Amazon PPC.

Đa số những người mới làm Amazon sẽ lựa chọn hình thức này để quảng bá sản phẩm của mình cho nhiều người biết đến một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Lợi ích của việc chạy PPC đó là cùng lúc bạn có thể ranking được rất nhiều từ khoá dài khác nhau lên top. Bởi vì cùng lúc bạn có thể chạy được nhiều chiến dịch cho nhiều từ khoá khác nhau.

Khi người dùng tìm kiếm từ khoá và clich vào xem sản phẩm và mua hàng thì từ khoá sẽ lên top đúng như cơ chế thuật toán Amazon quy định.

Nhưng nhược điểm của nó là nếu bạn chọn từ khoá có độ cạnh tranh cao, nhiều người cùng chạy quảng cáo sẽ khiến giá thầu tăng lên rất cao dẫn đến chi phí quảng cáo đắt đỏ, khó đạt TOP từ khoá trong thời gian ngắn.

Bạn nên sử dụng PPC để chạy cho những từ khoá dài (Long Tail Keywords) tiềm năng. Nếu bạn có hàng trăm từ khoá dài khác nhau cùng lên top thì sức mạnh cộng dồn của nó sẽ lớn hơn nhiều.

Mỗi từ khoá chỉ cần 2-5 sales / ngày là đã lên trang 1. Mà bạn có hàng trăm từ khoá dài như thế. Lợi nhuận sẽ cao hơn và sales mang về sẽ bền vững hơn so với việc chỉ tập trung vào từ khoá chính vừa đắt mà lại khó.

Để SEO từ khoá chính, bạn cần có thêm nhiều traffic ngoài đổ về để đạt số lượng sales / ngày trong suốt 8 ngày liên tục. Do đó bạn cần thiết lập hệ thống như trên để tối ưu hoá chi phí và tăng tối đa lợi ích.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng hệ thống traffic ngoài gồm: Facebook + Chatbot để chăm sóc tự động những khách hàng mới: xin review, thông báo khi ra mắt sản phẩm mới…

Khi ra mắt sản phẩm mới, để tăng sales và review, tôi thường sử dụng chiến lược “give-aways” tặng sản phẩm miễn phí cho khách hàng trải nghiệm.

Đừng cố gắng bán hàng khi sản phẩm chưa có sales và reviews nào. Khi tặng miễn phí một sản phẩm chất lượng, không ai có thể cưỡng lại được, việc marketing sẽ dễ hơn nhiều.

Nhưng tặng quà như nào để đạt được hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết và đây là cách tôi làm.

Tôi sử dụng Chatbot (truy cập fchat.vn để tạo chatbot miễn phí) để xây dựng các kịch bản tự động, mục đích là để dẫn dắt và điều hướng người dùng làm theo những bước mà tôi muốn.

Khi họ làm theo những bước như thế để mua sản phẩm thì chúng ta sẽ đạt được điều mình muốn là có review, sản phẩm lên top; còn người dùng được dùng sản phẩm hoàn toàn miễn phí; Amazon cũng có nhiều lợi ích. Trong mô hình này, mọi người đều có lợi nên sẽ rất hiệu quả và bền vững.

Tôi thường chia ra làm 2 chiến dịch nối tiếp nhau:

Chiến dịch #1: Khi sản phẩm chưa lên top

Chúng ta dùng chiến dịch sale off giảm giá shock, thường là 70-80%. Khách hàng sẽ nhận được coupon giảm giá và link mua hàng trên Amazon đã được gắn sẵn từ khoá (link giả lập người dùng tìm kiếm từ khoá và mua hàng). Link này còn có tên gọi là super url. Amazon sẽ ghi nhận khách này mua hàng thông qua từ khoá và đẩy ranking sản phẩm của bạn lên top với từ khoá đó.

Để quản lý và giới hạn số lần sử dụng coupon, tôi sử dụng zonpages.com. Công cụ này giúp chúng ta phân phối mã coupon tự động cho từng khách hàng. Mỗi khách hàng chỉ được dùng coupon 1 lần duy nhất để mua 1 sản phẩm duy nhất. Như thế sẽ tránh việc họ chia sẻ tràn lan mã coupon ra ngoài.

Tiếp theo chúng ta cần thiết lập kịch bản chatbot. Ở đây tôi sử dụng fchat.vn để setup các kịch bản tự động điều hướng để người dùng mua sản phẩm của mình trên Amazon.

Để cài đặt được kịch bản bạn có thể truy cập trang zonpages.com, họ cũng cho bạn sẵn những kịch bản tự động để giúp bạn ranking từ khoá một cách hiệu quả.

Chiến dịch này chúng ta sẽ chạy trong vòng 5 ngày nếu từ khoá lên được trang 1 thì tuyệt vời còn nếu từ khoá chỉ lên cuối trang 1 hoặc ở trang 2 -3 thì bạn cần phải làm thêm một chiến dịch nữa.

Chiến dịch #2: Search – Find – Buy

Chiến dịch này rất hiệu quả bởi nó tạo ra được hành vi người dùng mua hàng một cách tự nhiên và khách phải mua đúng giá nên Amazon đánh giá rất cao.

Khách hàng sẽ tự vào Amazon gõ từ khoá tìm kiếm sau đó sẽ tìm đến trang bán hàng đã được ranking nhờ chiến dịch 1.

Cách này chỉ hiệu quả khi từ khoá của bạn đã có thứ hạng ở trên trang 1, 2, 3 còn vị trí xa hơn thì khách hàng sẽ khó tìm thấy sản phẩm của bạn.

Chúng ta chỉ cần cài đặt một kịch bản từ chatbot hướng dẫn khách làm theo các bước để mua hàng.

Ví dụ: “Bạn muốn nhận sản phẩm này miễn phí chứ?” Khách bấm vào YES sau đó chúng ta sẽ gửi cho họ hướng dẫn để nhận được quà miễn phí,…

Làm thế nào để có mẫu quảng cáo thu hút và có tính viral?

Cách mà tôi thường làm là tham khảo ý tưởng của đối thủ, sau đó tối ưu thành của mình. Bởi lẽ nó đã được kiểm chứng là hiệu quả.

Bạn vào mục tìm kiếm của Facebook gõ theo cấu trúc: từ khoá + coupon, từ khoá + sale off, từ khoá + Amazon,… Sau đó xem có đối thủ nào đã hoặc đang chạy launching sản phẩm này chưa? Bài nào có tương tác like, share, comment hiệu quả thì bạn sẽ học tập theo, thay các thông số và link sản phẩm của bạn.

Nó sẽ hiệu quả bởi có người đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để test và tìm ra mẫu quảng cáo hiệu quả. Chỉ cần mô phỏng lại là sẽ có kết quả cao hơn so với việc chúng ta tự sáng tạo.

Phần target đối tượng phụ thuộc vào sản phẩm và ngách mà bạn muốn hướng đến. Bởi vì chúng ta đang muốn tặng quà nên đối tượng sẽ rất lớn. Tôi thường  target như sau:

Những người hay mua sắm online, mua hàng Amazon, độ tuổi 25-45 (tuỳ ngách của bạn), sống tại US và từ khoá sản phẩm mà bạn muốn tặng.

Sau khi chạy chiến dịch 8 ngày, bạn sẽ thu thập được rất nhiều dữ liệu khách hàng tiềm năng. Đây chính là tài sản cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn sẽ tiếp tục chăm sóc và bán thêm rất nhiều sản phẩm khác nữa cho những khách hàng này. Các đơn hàng tiếp theo, chi phí sẽ gần như bằng 0.

Trên đây là toàn bộ quy trình để ranking sản phẩm lên TOP. Bạn hãy thực hành để hiểu rõ hơn và tối ưu hơn cho các chiến dịch sau.

Chúc bạn sớm trở thành Amazon  Master và phát triển doanh nghiệp online của mình một cách hiệu quả và tăng trưởng đột phá. Amazon đã vào Việt Nam, đây là thời điểm tốt nhất để bạn bắt đầu.

Tham khảo thêm: Thuật toán A9SEO Sản phẩm trên Amazon7 Yếu tố giúp kinh doanh thương mại điện tử thành công

5/5 - (2 bình chọn)