7 Yếu tố giúp kinh doanh thương mại điện tử thành công

Có rất nhiều yếu tố để kinh doanh thương mại điện tử thành công, nhưng chúng ta nên tập trung vào 7 yếu tố cốt lõi để tránh dàn trải nguồn lực, các yếu tố đó là: 

Khách hàng: Phải đồng ý rằng, bất cứ một thịt trường nào chúng ta cũng phải lấy khách hàng của mình làm trung tâm. Mỗi sàn thương mại điện tử không bao quát tất cả phân khúc mà luôn lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu.

Điều này giải thích cho việc tại sao kinh doanh trên sàn này tốt mà chuyển sang sàn khác lại không tốt. Ví dụ: Shopee tập trung vào nhóm khách hàng nữ, độ tuổi từ 18 đến 35; Lazada chủ yếu là tệp khách nam nhiều hơn. Vì thế khi lựa chọn bất cứ sàn nào để làm các bạn cần xác định trước khách của mình là ai.

Sản phẩm: Khách hàng khác nhau dẫn tới việc lựa chọn sản phẩm cũng khác nhau và việc lựa chọn sản phẩm chiếm tới 60% sự thành công khi làm trên sàn thương mại điện tử. Với Shopee, những loại mặt hàng bán tốt là Thời trang, Làm đẹp, Thực phẩm và thực phẩm chức năng; Với Lazada, các mặt hàng về Công nghệ, Thời trang, Điện tử lại là những sản phẩm bán chạy nhất; Tiki thì phù hợp với những mặt hàng chính hãng giá trị cao.

Nguồn hàng: “Đừng bán hàng trên sàn nếu không làm chủ nguồn hàng”. Việc dễ dàng bán hàng trên sàn dẫn tới sự cạnh tranh về giá cực kỳ khốc liệt nên việc làm chủ nguồn hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. 

Bán hàng: Có được nguồn hàng tốt, nắm bắt được xu thế, việc còn lại là làm sao bán được hàng trên các sàn. Mỗi sàn thương mại điện tử đều có luật riêng và quy luật chuẩn SEO đẩy sản phẩm lên TOP là một trong những yếu tố giúp bạn bán hàng tốt hơn. Ngoài ra các sàn còn cho phép chạy quảng cáo để tăng khả năng hiển thị của sản phẩm, nhà bán cũng nên tận dụng toàn bộ những cách chạy quảng cáo để có được doanh thu.

Chăm sóc khách hàng: Chi phí để có một khách hàng mới luôn đắt hơn so với việc để khách hàng cũ quay lại. Vì vậy, các điểm chạm trước bán, trong bán và sau bán bạn đều phải làm tốt. Áp dụng công nghệ Chatbot là những cách khiến những chú cá của bạn chui vào trong ao, khi có sản phẩm mới hay chương trình khuyến mãi hãy nhắn cho họ và khai thác trong suốt quá trình này.

Xây dựng thương hiệu: Việc cạnh tranh giữa người bán với nhau sẽ ngày càng khốc liệt, vậy yếu tố nào khiến chúng ta khác biệt so với đối thủ, đó chính là xây dựng thương hiệu cho gian hàng và sản phẩm của mình. Định vị thương hiệu, tạo cho thương hiệu mình một tính cách và luôn luôn lắng nghe khách hàng sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên khoẻ mạnh hơn, cường tráng hơn để cạnh tranh với các tên tuổi khác.

Traffic ngoại: Đây là một trong những từ khoá mà những nhà bán hàng lớn vẫn truyền tai nhau. Đem được traffic từ các mạng xã hội hay Google về gian hàng của bạn cũng là cách để sàn đánh giá gian của bạn cao hơn, vừa bán được hàng, vừa được ưu tiên lên TOP.

TÌm hiểu thêm: Woocommerce là gì

5/5 - (2 bình chọn)