Sử dụng GSA Search Engine Ranker sao cho đúng?

GSA Search Engine Ranker

GSA Search Engine Ranker là gì, cách sử dụng GSA Search Engine Ranker như thế nào để từ khóa nhanh đạt Top?

Trong phạm vi bài hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng GSA Search Engine Ranker một cách hiệu quả nhất

GSA Search Engine RankerGSA Search Engine Ranker là gì?

GSA Search Engine Ranker là một công cụ mạnh mẽ nhất trong thế giới xây dựng liên kết. Năm ngoái, nó đã trải qua một số bản cập nhật và chuyển đổi để làm cho nó dễ dàng hơn và nhanh hơn.

GSA Search Engine Ranker khá rắc rối và rất khó để có thể làm chủ hoàn toàn công cụ SEO này, đặc biệt là những SEOer mới sẽ rất khó để nắm hết được các khái niệm, định nghĩa cũng như các tính năng đáng “đồng tiền bát gạo” của GSA Search Engine Ranker

Bài viết này sẽ giới thiệu nhanh về các chức năng cơ bản và hướng dẫn giúp các bạn có thể cấu hình GSA Search Engine Ranker tốt nhất.

Đánh giá nhanh về GSA SER

GSA Search Engine Ranker tỏ ra vượt trội hơn các phần mềm SEO khác về cả tính năng, hiệu năng sử dụng và khả năng tương thích với các phần mềm, dịch vụ hỗ trợ khác. Dưới đây là một vài tính năng tiêu biểu của GSA:

Tại sao GSA Search Engine Ranker lại là phần mềm tốt nhất?​

  • Xây dựng hệ thống back link hoàn toàn tự động
  • Đăng back link tới hơn 160 nền tảng
  • Tự động tìm kiếm các website liên quan và tạo back link
  • Xác thực back link đã tạo ra chưa, nếu đã tạo sẽ có trạng thái “Verified”
  • Báo cáo back link nâng cao: Biểu đồ Time/ links, biểu đồ tròn theo % từ khóa, các website thành công, các nền tảng web được tạo,…
  • Tích hợp các bộ phá Captcha hàng đầu như GSA Captcha Breaker, Death by Captcha, Captcha Snipper,…
  • Tích hợp các dịch vụ giúp index back link nhanh chóng như GSA Indexer
  • Có thể chạy hàng loạt chiến dịch đồng thời
  • GSA Search Engine Ranker rất nhẹ và có thể hoạt động 24/7/365 ngày mà không lo văng ứng dụng.
  • Phần mềm được update liên tục
  • Đặc biệt phần mềm chỉ cần thanh toán 1 lần chứ không thanh toán theo tháng như các phần mềm khác.

Một số dịch vụ đi kèm GSA Search Engine Ranker tốt nhất

Về cơ bản GSA cung cấp hầu hết các công cụ cần thiết để có thể chạy luôn chiến dịch rồi, tuy nhiên để tăng thêm phần hiệu quả và chất lượng cho chiến dịch thì các phần mềm, dịch vụ dưới đây sẽ góp phần đáng kể cho bạn.

  1. Captcha solving – Phá captcha nên dùng GSA Captcha Breaker + ReverseProxies OCR để phá captcha loại khó.
  2. Content generation – Tự tạo nội dung với Kontent Machine.
  3. Content spinning – Phần mềm Spin nội dung WordAI + Spin Rewriter (tutorial and review). WordAI hay bị giới hạn theo tháng vì vậy chỉ nên sử dụng cho các tầng cao, các tầng thấp hơn chỉ cần dùng Spin Rewriter là đủ. Nếu bạn không thích 2 công cụ này có thể sử dụng các phần mềm tương tự nhé.
  4. Emails – SEOSpartans.
  5. Proxies – Nên mua dedicated ones từ BuyProxies (tutorial and review) hoặc dùng SharedProxies cho rẻ.
  6. Verified site lists – thực tế bạn có thể tự tạo riêng list theo từng lĩnh vực của bạn. Còn nếu muốn tiết kiệm thời gian, có rất nhiều list cung cấp trên mạng cả miễn phí và trả phí. Nếu muốn sử dụng lâu dài và hiệu quả nhất, tốt nhất hãy tạo cho mình 1 list site riêng nhé.
  7. Tier 1 links –Gần đây mình rất ít khi sử dụng GSA cho Tầng 1. Thấy các pro đang recommend phần mềm RankerX nhưng mình chưa dùng cái đó bao giờ nên cũng không biết cái nào tốt hơn nữa.
  8. VPS – 1 VPS khoảng 20GB SSD Ram từ 1GB trở lên là có thể sử dụng GSA Ranker ngon lành rồi.

Đây là các dịch vụ hỗ trợ GSA Search Engine Ranker mà được nhiều cao thủ trên thế giới tin dùng và tôi tin đó những dịch vụ tốt nhất hiện nay. Nếu bạn có phần mềm nào hay hơn có thể comment xuống dưới bài viết này cho mọi người nhé.

Bạn sẽ biết thêm gì từ bài hướng dẫn sử dụng GSA Search Engine Ranker:

  • Cách hoạt động của GSA Search Engine Ranker
  • Các chức năng cơ bản trên GSA SER
  • Cách cấu hình chi tiết GSA SER
  • Cách xây dựng Tầng 1, Tầng 2, Tầng 3,…
  • Cách cấu hình GSA SER nâng cao hiệu suất làm việc.

Cách GSA Search Engine Ranker hoạt động

Trước muốn làm chủ GSA Search Engine Ranker, bạn cần hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của nó đã. Hiểu cơ bản thì nó sẽ như thế này:

  1. Thiết lập cấu hình chung trong mục Settings như captcha, proxy,…của GSA SER
  2. Bắt đầu thêm 1 Chiến dịch (Project)
  3. Bắt đầu thêm website của bạn
  4. Điền thêm các cài đặt về nội dung, PR tối thiểu trên site cần đặt link, số lượng link outbound, các từ cần tránh,…
  5. Bắt đầu chạy GSA
  6. Lúc này GSA sẽ tìm các website thỏa mãn điều kiện và gửi back link của bạn
  7. GSA SER được lập trình để hiểu cách đăng back link theo từng loại mã nguồn khác nhau và sẽ nhanh chóng xác định nó là mã nguồn nào và gửi link
  8. Ngay khi gửi link, các link sẽ có trạng thái “Submitted” – đã gửi
  9. Sau khi gửi 1 thời gian (vài phút hoặc vài giờ) tùy theo mã nguồn trang, GSA SER sẽ quay lại và kiểm tra back link đó. Nếu back link đó sống, GSA SER sẽ trả lại trạng thái “Verified” – đã xác minh.
  10. Với các nhiều back link chất lượng, website của bạn sẽ càng có khả năng lên TOP cao.

Vào site >>> đăng kí nick ( giải mã captcha ) >>> vào mail ( xác nhận link ) >>> viết bài ( giải mã captcha ) >>> Nếu thành công thì sẽ tạo 1 verified link.

Đó là cách hoạt động của GSA Search Engine Ranker. Tất nhiên bạn cần có chút kiến thức về các yếu tố quan trọng trong SEO để dễ Control GSA hơn.

Các chức năng trên GSA Search Engine Ranker

Sau khi có bản quyền GSA Search Engine Ranker, bạn bật lên sẽ có giao diện như dưới đây:

Giao diện chính của GSA SER

Các khu vực chính của GSA SER

Thanh trạng thái – Status bar

Phía cuối phần mềm GSA Search Engine Ranker là thanh trạng thái với các thông số như:

  • T: (11) Threads – số lượng threads mà GSA Search Engine Ranker đã tạo
  • S (12) Submit backlinks – số lượng backlinks đã được gửi thành công (chưa được xác minh, có nghĩa là GSA SER chưa kiểm tra xem liên kết có thực sự sống không)
  • V (13): Verified Liên kết được xác minh – số lượng liên kết thực sự đã được xác minh bởi GSA Search Engine Ranker
  • P: (14) Proxy – ở phía bên trái của “|” bạn thấy số lượng Private proxy, và ở phía bên phải bạn thấy số lượng proxy.
  • (15) Real-time links data – nếu bạn nhấp chuột phải vào trường này, bạn sẽ có quyền chọn từ các số liệu thống kê sau:
    • LpM – số lượng liên kết được gửi mỗi phút
    • VpM (nên dùng) – liên kết đã được xác minh mỗi phút
    • DpM – Downloads per minute (1 lần tải là khi GSA SER tải HTML của một URL mục tiêu)
    • With Download Failed – đây là hộp kiểm nhập vào và khi được đánh dấu, sẽ hiển thị ngay bên cạnh một trong ba tùy chọn mà bạn đã chọn ở trên, số lần tải proxy không thành công /phút (nếu muốn giữ mức này ở mức thấp, bạn có thể mua một số proxy chuyên dụng chất lượng.
  • C: (16) Captchas – ở bên trái của dấu |, bạn thấy số lượng captcha được gửi đến các dịch vụ phá captcha mà bạn đã chỉ định trong tab “Captcha” trong mục “Options” và bên phải bạn thấy số lượng captchas không phá được.
  • (17) Memory GSA SER (Mem :): bộ nhớ sử dụng bởi GSA SER
  • (18) Tỷ lệ phần trăm CPU được sử dụng bởi GSA Search Engine Ranker (CPU)

Khu vực ghi Logs

​Vùng số (3) trong ảnh đầu tiên là vùng logs, khu vực lưu lại các hoạt động của GSA Search Engine Ranker.

​Khi bắt động hoạt động, khu vực này nhìn sẽ vui mắt nhất

​Một số khái niệm bạn sẽ gặp phải khi chạy GSA Search Engine Ranker:

  • No engine matches – điều này có nghĩa là URL mục tiêu mà GSA SER đang muốn đăng ký không có trong dữ liệu nền tảng mà GSA đã có sẵn (ví dụ như Joomla hoặc WordPress,…).​
  • Already parsed – điều này có nghĩa là URL mục tiêu mà GSA SER đang cố gắng đăng lên đã được phân tích cú pháp và đăng lên.
  • “Download failed (Return: -, SockError: Connection refused)” – đừng sợ hãi bởi những điều này (bạn sẽ thấy chúng rất nhiều). Vâng, GSA Search Engine Ranker gửi các URL mục tiêu đến từ khắp nơi trên thế giới và có thể trang web đó không còn tồn tại hoặc họ đã cấm quyền hiện tại của bạn, v.v …)
  • No form at all – trang web mà GSA Search Engine Ranker đang cố đăng lên không có mục đăng ký (có thể đúng về nền tảng web nhưng bị chỉnh bởi người quản trị website)
  • “Registration successful – Đăng ký thành công” – chúc mừng, GSA Search Engine Ranker đã đăng ký trên trang web mục tiêu thành công.
  • “Submission successful”GSA Search Engine Ranker đã đăng thành công liên kết của bạn. Bây giờ bạn chỉ việc đợi link đó được chấp nhận hay không thôi.
  • “Verification successful – Chúc mừng bạn. Thông báo này cho biết back link của bạn đã được phê duyệt và có mặt trên website mục tiêu.

Đây là những khái niệm khá cơ bản của GSA SER tuy nhiên không phải ai sử dụng GSA cũng hiểu hết ý nghĩa của nó. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về “Live Link” các link đã đăng thành công.

Bảng Live Links

​Khu vực số (2) trong hình giao diện GSA là khu vực Live Links – bảng khá to bên tay phải. Đây là các link đã được xác thực.

Mặc dù ​mặc định khu vực này sẽ hiển thị tối đa 1000 back link, tuy nhiên bạn có thể nhấn vào mục “Last verified URL (max 1000)” phía trên đầu, GSA SER sẽ gợi ý bạn một số tùy chỉnh theo yêu cầu.

Khi nhấp chuột phải vào từng link trên mục này, bạn sẽ nhận được các tùy chọn như: Copy URL, Open URL, Index/Ping Selected URLs, All Services, Ping URLs, Create RSS Feed from Selected URLs, Delete, Clear , Max. URLs to show, Select All, Sort by PR​.

Ngay phía dưới bảng Live links là sự phân bổ về Nofollow và Dofollow link để bạn có thể kiểm soát tỉ lệ No/Do tốt hơn.​

Kiếm tiền từ GSA như thế nào

​GSA SER được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau, ở đây mình chỉ đưa ra 3 gợi ý để có thể kiếm tiền từ GSA:

  • ​SEO “Thần tốc” cho các từ khóa ngách
  • Xây dựng back link tầng 2
  • Bán dịch vụ back link cho các đơn vị SEO

Xây dựng tầng back link với GSA Search Engine Ranker

Xây dựng liên kết tầng 1 với GSA Search Engine Ranker

Ở tầng 1 chỉ nên sử dụng các nền tảng chất lượng nhất của GSA.

Hầu hết các nội dung ở đây phải được điền đầy đủ với Kontent Machine and WordAI/Spin Rewriter, thậm chí vẫn cần làm thủ công 1 số bước.

Với tầng 1, hãy chú ý tỉ lệ link như sau:

  • 20% Keywords​: các từ khóa cần lên Top
  • 50% Branding: 50% sử dụng thương hiệu – quan trọng nhất của tầng 1
  • 20% từ khóa ngẫu nhiên
  • 10% là link ful URL – nake link

Đây là một ví dụ và cố thể thay đổi theo từng chiến dịch, ví dụ nếu bắn link cho Youtube, bạn có thể giảm Brand xuống 20-30% và thêm tỉ lệ từ khóa hoặc khi có từ khóa chính và từ khóa phụ có thể chia 20% thành 15% cho từ khóa chính và 5% cho từ khóa phụ.

Do Google Pr đã không còn sử dụng được nữa nên với Tầng 1, nếu bạn nào có điều kiện có thể đầu tư thêm PR Jacker​ để tăng chất lượng liên kết với các chỉ số PA, DA, TF.

Xây dựng liên kết tầng 2 với GSA Search Engine Ranker

Ở tầng 2, các nền tảng vẫn giống như ở tầng 1 và bổ sung thêm

  • Diễn đàn
  • Comment ảnh
  • Microblog

Ở tầng 2 cũng có chút khác biệt về tỉ lệ từ khóa:

  • 40% từ khóa – giống với tầng 1
  • 30% từ khóa chung chung.
  • 30% Full URL .​

Xây dựng liên kết tầng 3 với GSA Search Engine Ranker

Đây là 1 mẫu bắn link tầng 3.

Ở tầng 3 bạn có thể sử dụng tỉ lệ như sau:

  • 60% keywords
  • 20% generic anchors.
  • 20% naked URLs.

Thực tế, ở tầng này nếu không quan tâm quá tới chất lượng bạn có thể chạy tất cả các nền tảng được nhé.

#1 SEO Thần tốc

SEO Thần tốc là phương pháp SEO sử dụng phương pháp xây dựng hàng loạt website và bơm thật nhiều back link nhằm nhanh chóng lên TOP.

Tất nhiên với độ “khôn” của Google thì những website này cũng sẽ nhanh chóng mất TOP thậm chí bị phạt, tuy nhiên với rất nhiều người từng đấy thời gian đủ để có thể kiếm tiền.

Đây là phương pháp SEO đòi hỏi tốn khá nhiều thời gian và công sức bởi nguyên lý của nó là tạo nhiều website và tạo thật nhiều back link sau đó lặp đi lặp lại quá trình.

Mỗi website như vậy chỉ cần khoảng 10 bài viết nhắm mục tiêu tới các từ khóa chính và toàn site nhắm tới khoảng 30 từ khóa dài – long tail keywords là có thể chiến được.

Những website như thế này hoàn toàn có thể nhắm tới các sản phẩm ngách, lĩnh vực ngách, sản phẩm dịch vụ ít cạnh tranh,  hoặc các sản phẩm cụ thể, ví dụ về sức khỏe, giảm cân, chăm sóc da, làm trắng răng,…

Trong phạm vi bài viết này mình sẽ không đề cập sâu tới phần nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên các bạn có thể thử nghiệm với các từ khóa có lượng tìm kiếm thấp.

Cách cấu hình SEO Thần Tốc

​Mỗi người sẽ có một cách cấu hình riêng tùy thuộc vào dự án khác nhau, dưới đây là cách mình hay dùng, các bạn có thể tham khảo và comment thêm phía dưới nhé.

  • ​Tầng 1 – Project 1 – Tất cả liên kết theo ngữ cảnh trỏ về trang chính
    • Tầng 2 – Project 1 – Tất cả liên kết không theo ngữ cảnh trỏ về trang chính
  • Tầng 2 – Project 1
    • Tầng 2 Project 2
  • Tầng 3 – Project 1

Nhìn từ phần mềm nó sẽ như thế này:

Mình chia thành 2 loại ngữ cảnh và không ngữ cảnh vì trong GSA SER cho phép tắt chức năng xác minh back link Không theo ngữ cảnh. Cái chúng ta cần là GSA SER bắn càng nhiều link càng tốt và không cần cần quan tâm link đó như thế nào phải không?

Phương pháp này có thể giúp chúng ta tiết kiệm khá nhiều tài nguyên của VPS ​đồng thời tối đa khả năng kiếm back link cho GSA SER rồi đấy.

GSA SER cũng có thể tạo ra nhiều back link hơn nữa nếu bạn sao chép mỗi Project trên thành 1 hoặc nhiều lần – tùy thuộc độ trâu bò của VPS của bạn.

Đánh giá nhanh về phương pháp này

Có một thực tế là không phải lúc nào sử dụng phương pháp này cũng như kinh doanh vậy, không phải 100% các dự án lúc nào cũng thành công.

Nguyên tắc 80/20 trong kinh doanh cũng có thể áp dụng vào phương pháp này. Đó là nếu bạn chỉ tạo 1 dự án và thành công – bạn thực sự rất may mắn.

Nếu sử dụng phương pháp này thì mình khuyên đừng chỉ tạo 1 website, hãy tạo ra 10 website. Hãy tìm kiếm các tên miền hết hạn hoặc sử dụng web 2.0 làm site chính hoặc mua riêng 1 tên miền hoàn toàn mới.

Bây giờ Google ngày càng thông minh hơn, nếu có điều kiện mình khuyên bạn nên xây dựng thêm nhiều tầng nữa giữa các site sử dụng GSA tới site chính để đảm bảo an toàn.

Ok.

Hãy bắt đầu tự xây dựng cho mình 1 Project và hãy test thật nhiều thật nhiều!

#2 Xây dựng back link tầng 2

Trước đây GSA SER hoàn toàn có thể sử dụng để xây dựng back link tầng 1 một cách dễ dàng. Tuy nhiên Google giờ đây đã thông minh hơn rất nhiều, các website có nội dung kém chất lượng, spin content, xuất hiện tại các tên miền kém Trust rất khó để lên TOP.

Đây là lý do chúng ta nên sử dụng Back link Tầng 1 cho các chiến lược dài hạn.​

Với Back link tầng 1, hãy sử dụng hỗn hợp các nguồn back link khác nhau​ bằng cách thủ công như từ các mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram,…sau đó một loạt từ khóa hướng tới các web 2.0

Công việc của chúng ta sẽ là tìm kiếm các website lớn, các website có nội dung tự viết chất lượng và tìm cách để có thể đặt back link trên các site đó.

Việc xây dựng một hệ thống vệ tinh như vậy là việc cần thiết và đòi hỏi thực hành nhiều lần, tất nhiên với sức mạnh của GSA, công sức bạn phải bỏ ra cũng giảm đáng kể.

Và Back link tầng 2 ra đời.​

Back link tầng 2 khá giống với phương pháp SEO thần tốc, tuy nhiên nó sẽ khác một chút khác biệt về tầng đầu tiên.

​Thay vì tạo ra nhiều back link nhất có thể thì ở tầng này, mỗi ngày chúng ta chỉ cần 20-40 back link chất lượng được xác thực là đủ.

Chúng ta có thể sử dụng​ các công cụ cao cấp để tìm và lọc các site GOV/ EDU với phần mềm PRjacker hoặc GSA Custome Engine.

Giao diện GSA Search Engine Custome Engine

Tất cả các tầng khác dưới tầng này có thể sử dụng ​phương pháp thần tốc đầu tiên.

#3 Bán dịch vụ cho các đơn vị SEO

Khi đã trở thành một cao thủ GSA SER, hoặc biết cách thiết lập các chiến dịch theo chủ đích của mình, bạn hoàn toàn có thể bán dịch vụ này cho các đơn vị SEO.

Một số cách kiếm tiền ở đây có thể kể đến như:

  • Thu phí cấu hình GSA
  • Bán lại back link GSA đã Vefiried – đã xác thực
  • Xây dựng hệ thống back link cho doanh nghiệp
  • Mở khóa dạy sử dụng GSA

Với GSA SER, chúng ta cũng không mất quá nhiều thời gian để theo dõi, cấu hình, export số liệu tuy nhiên nó sẽ là thử thách công việc khá là nhàm chán đấy.

5 bước tối ưu hóa Links per Minute (lpM) GSA SER

Một trong những yếu tố mà hầu hết các SEOer đều mong muốn khi sử dụng GSA Search Engine Ranker đó là làm sao kiếm được thật nhiều back link càng tốt.

Việc tạo ra nhiều back link nhất có thể trong cùng một thời gian còn giúp bạn có thể chạy nhiều chiến dịch đồng thời, qua đó kiếm nhiều tiền hơn cho bạn.​

Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn chạy GSA SER hiệu quả hơn.

#1 Sử dụng List back link

​GSA Search Engine Ranker sử dụng khá nhiều tài nguyên cho việc tìm kiếm nguồn website để đặt link. Nếu bạn có sẵn một list website và import thẳng vào phần mềm thì nguồn back link sẽ được tạo ra nhanh hơn rất nhiều.

​Một trong những ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể sử dụng nguồn back link này cho nhiều chiến dịch thuộc nhiều chủ đề khác nhau.

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ cung cấp list back link trên thị trường, đặc biệt có cả list dành riêng cho GSA SER. List dành riêng cho GSA có thể đồng bộ trực tiếp vào phần mềm mà bạn không cần import thủ công.​

Một trong những dịch vụ cung cấp list back link ​tốt nhất cho GSA SER đó là SeRocket Link Lists. Dịch vụ này còn hấp dẫn ở chỗ:

  • Xác định​ danh sách không cần captcha -> không cần dịch vụ bẻ captcha
  • Các back link Verified cũng nhiều hơn, nhanh hơn
  • Tự đồng bộ back link list với GSA
  • Cập nhật nhiều link GOV/EDU

Khi sử dụng GSA Của mình mình sẽ Bonus thêm phần này.

#2 Dịch vụ Proxy

Tin buồn là nếu bạn muốn tiết kiệm tiền cho Proxy thì bạn đã bỏ phí rất nhiều back link!

Proxy là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo back link và tốc độ của proxy quyết định sẽ có bao nhiêu back link bạn nhận được.

Có rất nhiều dịch vụ cung cấp proxy và chất lượng cũng thay đổi theo từng ngày.

Lời khuyên cho người dùng GSA là sử dụng 10 bài trên 1 proxy, nhưng số lượng này có thể khác nhau và bạn cần kiểm tra trên VPS đến khi bạn tìm thấy số lượng hợp lý.​

Sau khi dự án của bạn phát triển bạn có thể dễ dàng thêm vào sau nếu cần.​

Dịch vụ giá rẻ nhất mà minh biết với chất lượng khá tốt đó là http://www.sharedproxies.com/ với giá $8/10 proxies/tháng.​

#3 VPS Server

Số lượng back link tạo ra phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ xử lý của VPS.

Vậy cấu hình như thế nào là đủ để sử dụng GSA?

Câu trả lời của mình là số tiền mà bạn muốn kiếm được.

Từng tiếc tiền mà không đầu tư 1 VPS chất lượng.

Đặc biệt sau vụ Scam kinh điển của SSDapps, rất nhiều bạn vừa thanh toán 1 năm thì SSDapps sập tiệm.

Sau vụ Scam của SSDapps mình có recommend các bạn chuyển sang dùng VPS của Maxserver, chi phí khá rẻ, từ $8/tháng là có 1 VPS ngon lành để chạy GSA.

#4 Chuẩn bị thật nhiều Email.

​Các bạn có thể đọc lại cách hoạt động của GSA ngay đầu bài viết này nhé. Cơ bản nó sẽ gồm các bước:

Vào site >>> đăng kí nick ( giải mã captcha ) >>> vào mail ( xác nhận link ) >>> viết bài ( giải mã captcha ) >>> Nếu thành công thì sẽ tạo 1 verified link.

Việc sử dụng Email rất quan trọng nếu bạn muốn kiếm thật nhiều link chất lượng.

Hãy tạo cho mình tối thiểu 10-20 email để tránh tình trạng không thể Verified.​

Nếu muốn mua Email với giá rẻ bạn cũng có thể mua tại Buyaccs.com.​

Một số chú ý khi sử dụng GSA SER

  1. Tắt logs nếu không cần Debugs lỗi gì đó
  2. Chuyển sang Vpm (Verified per minute) thay vì Lpm (Links per minute)
  3. Càng tạo nhiều nhóm có thời gian thì càng khó kiểm soát
  4. Nên khởi động lại GSA SER hàng ngày
  5. Thường xuyên update phần mềm.
  6. Sử dụng “Scheduler” nếu bạn đang chạy đồng thời hơn 100 dự án. Khi sử dụng dịch vụ chạy GSA có thể có tới vài trăm dự án đồng thời, nếu chạy đồng thời tất cả VPS sẽ rất dễ die. Tốt nhất là chỉ nên để chạy đồng thời 100 dự án trong 1 khoảng thời gian và chuyển tiếp sang 100 dự án tiếp theo.

#5 Tối ưu hóa cấu hình GSA

4 bước trên giúp bạn cấu hình GSA giúp tạo back link nhanh chóng còn dưới đây là các cách cấu hình GSA.

Global Setting

Đây là phần quan trọng nhất khi cấu hình GSA.

Submission Setting

1. Thread Count: Số luồng phụ thuộc vào số proxy và tài nguyên VPS của bạn. Lời khuyên tốt nhất của mình là sử dụng 10 luồng mỗi proxy, n

Khi GSA SER và Captcha Breaker đang chạy để ý CPU không nên đạt 95% trong một thời gian dài, và nên có ít nhất 500MB bộ nhớ RAM còn trống.

Ngoài ra, hãy kiểm tra các thông báo từ GSA. Nếu bạn thấy rất nhiều lỗi “tải xuống”, hãy giảm số lượng luồng.

Lý do cho điều này có thể là proxy của bạn quá chậm, bạn không có card mạng tốt hoặc tài nguyên máy chủ còn kém.

2. Kích hoạt cả hai tùy chọn và cài đặt tương tự như trong ảnh chụp màn hình. GSA sẽ giảm số luồng khi quá nhiều tài nguyên được sử dụng. Các cài đặt này sẽ giúp bạn chạy GSA trong thời gian dài mà không cần để ý đến việc sử dụng tài nguyên.

3. HTML Time out: Các Proxy server sẽ luôn giảm tốc độ của bạn và nhiều web có tốc độ load chậm, do đó, nên đặt thời gian chờ HTML là 120 giây. Nếu bạn chọn giá trị thời gian thấp, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều liên kết được xác minh đấy.

4. Use Proxies: Tôi luôn đề nghị sử dụng proxy. Proxy giúp bạn giấu địa chỉ IP, tránh các lệnh cấm trên nền tảng. Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ sử dụng các proxy cho việc xây dựng liên kết.

Bỏ tích ở mục xác minh (Disable verification) Bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian nếu bạn sử dụng proxy cho tất cả mọi thứ.

Proxy Setting

Sau khi nhấn Use Proxies >> Configure, bạn sẽ nhận được bảng cấu hình Proxy như hình trên.

Giống như Email, Proxy rất quan trọng khi sử dụng GSA Search Engine Ranker. Nó sẽ quyết định lớn tới số lượng back link bạn tạo ra.​

Sau khi thêm proxy, hãy thường xuyên kiểm tra các proxy đó có còn sống hay không. Trong trường hợp bạn sử dụng các list link GSA thì Proxy cần phải nhanh và ở trạng thái Anonymous.​

Advanced Proxy Settings

Đây là phần cài đặt rất ít bạn để ý, bạn sẽ thấy các cài đặt dành cho Public Proxies. Rất ít khi bạn cần mò đến chúng.

Ở đây chỉ cần chú ý mục “Automatically disable public proxies….” – tức là vô hiệu hóa các public proxies. Hãy nhớ, KHÔNG BAO GIỜ sử dụng Public Proxies.

Public Proxies chỉ khiến chiến dịch của bạn chậm hơn và không hiệu quả.

Captcha Breaker

GSA cũng cung cấp 1 dịch vụ phá Captcha đó là GSA Captcha Breaker với giá rẻ, mua bản quyền trọn đời và không tốn quá nhiều tài nguyên VPS.

Nếu muốn số lượng back link nhiều hơn nữa, bạn nên sử dụng thêm 1 hoặc 1 vài dịch vụ captcha để làm dự phòng.

Có rất nhiều dịch vụ captcha khác nhưng thường thì sẽ phải trả phí hàng tháng để sử dụng.

Deathbycaptcha cũng là 1 dịch vụ captcha khá tốt bạn nên thử.​

Để ý mục Retry , thử lại 3-5 lần nhé.

Indexing Settings

Đây là dịch vụ cho phép ping tới các dịch vụ ping các back link mà GSA tạo ra. Theo mình dịch vụ này chỉ tổ phí thời gian và tài nguyên mà chẳng giải quyết được gì.

GSA SEO Indexer​ – Tools chính chủ của GSA nhưng thật ra nó cũng như Shit, Google quá thông minh để hiểu được các liên kết như thế này rồi.

Filter Settings

Bộ lọc Filter của GSA cũng là phần cài đặt rất quan trọng, nó giúp back link của bạn không đặt trên các trang web kém chất lượng, các trang web sẽ bị các spammer hành hạ tới nát bét.

  • ​Check tất cả các nền tảng
  • Đặt “maximum size of a website to download” lên 40MB.
  • Kích hoạt chức năng “Skip submission if the URL/Domain…”​

Tải website quá nặng sẽ làm tốc độ xử lý GSA Chậm hơn và lãng phí thời gian vào các website cùi bắp.

Advanced Settings

Trong phần Advanced Setting bạn sẽ thấy một số cài đặt quan trọng của GSA.

Bạn chỉ cần tick vào mục “Verified” và không cần quan tâm các mục khác.​

Một vài gợi ý:

  • “Get PR for verified URLs”:​ Nếu không muốn lọc theo PR thì tốt nhất là bỏ luôn.
  • “Enable ‘important messages’ for projects”: cái này nên bật, nó sẽ gửi các thông báo quan trọng cho bạn như Email không hoạt động chẳng hạn
  • “Detect internet connection problems…” Bật chức năng này giúp phát hiện sự cố Internet. GSA sẽ cảnh báo các lỗi như “URL is down”

MẸO: Đừng quên Clean URL / Domain trùng lặp một lần một tuần!

Individual Project settings – Cài đặt chi tiết chiến dịch

Kết thúc cách cấu hình tổng thể cho GSA, giờ là lúc đi vào chi tiết.

Article Manager​

Sử dụng tốt “Article Manager” sẽ giúp đa dạng nội dung cho các bài viết của bạn, tạo ra sự tin tưởng hơn cho các comment.

Sử dụng càng nhiều bài viết sẽ giúp chiến dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Nên sử dụng​ nội dung dễ đọc dễ hiểu
  • Sử dụng hình ảnh/video trong các bài viết
  • Sử dụng các biến thể HTML và một số định dạng khác

Các chú ý trong hình:

Article Manager Settings
  1. How to Link: Tôi khuyên nên chọn “Sentence at a random location”. Chọn mục này sẽ giúp bạn tránh được kha khá lỗi trùng lặp nội dung.
  2. Insert up to .. additional: Tôi không bao giờ sử dụng mục này, 1 link trên 1 bài là quá đủ rồi.
  3. Insert up to .. random/authority: Tùy vào sự lựa chọn của bạn, nhưng tôi khuyên nên để từ 0-1 sẽ tốt hơn.
  4. Insert up to .. random images: Nên kích hoạt nó để tạo thêm sự hấp dẫn. Đừng sử dụng quá 2 ảnh nhé.
  5. Insert up to .. random videos: Thêm video ngẫu nhiên ấy mà, chọn 1 video thôi.
  6. Insert up to .. TAGs within sentences: Khỏi cần tags luôn cho nhanh.
  7. Shorten article: Bài viết dài bao giờ cũng tốt hơn mà, đừng có mà rút gọn ở chỗ này.
  8. Insert HTML variations: Kích hoạt mục này để các bài viết đa dạng hơn.
  9. Do not submit same …: Nên kích hoạt cái này và đặt là 1 “per account”. Với liên kết tầng 2, tầng 3 bạn có thể để tùy ý.
Email

Những kinh nghiệm cá nhân khi cấu hình Email

  • ​Nên sử dụng ít nhất 10 Email: Về cơ bản bạn có thể tạo 1 back link / 1 email nhưng với các tầng cao hơn, bạn nên sử dụng nhiều email để khai thác triệt để site đó.
  • Sử dụng email 1 lần cho mỗi chiến dịch, tuyệt đối không sử dụng email chen giữa các chiến dịch.
  • Thường xuyên thay đổi địa chỉ email, thường thì nên thay đổi 2 tuần 1 lần.
E-Mail Settings
  1. Time to wait: Cài đặt này rất quan trọng, GSA sẽ chờ giữa các lần đăng nhập. Nếu không kích hoạt, email có thể bị khóa do login quá nhiều.
  2. Use proxies: Không cần thiết phải sử dụng Proxy để kiểm tra Email, tốt nhất là bỏ.
  3. Delete message when ..: Nên bật để GSA tự xóa email khi kích hoạt xong tài khoản.
  4. Delete all messages: Nếu không cần đến nó, hãy tắt nó đi nhé
  5. Delete message if older than…: Bật chức năng này cho GSA dọn sạch sẽ email của bạn nhé. Thường thì email này chủ yếu là để spam mà.
Project Data Settings

Đây là phần quan trọng nhất của GSA. Bạn nên chú ý tới mọi thiết lập ở phần này.

Xây dựng liên kết không có một công thức dập khuôn nào cả, bạn có thể tự do sáng tạo để xây dựng liên kết theo cách của riêng mình.​

Dưới đây là một số mẹo khi để sử dụng tốt mục này:

  1. URL: Đừng chăm chăm đặt liên kết về trang chủ, hãy bổ sung thêm các link trên website của bạn để tạo độ sâu cho website.
  2. Use a random URL: Sử dụng URL ngẫu nhiên để tạo các liên kết tự nhiên hơn.
  3. Use verified URLs from another project: Bạn có thể sử dụng lựa chọn này để tạo back link cho 1 hoặc nhiều chiến dịch. Rất phù hợp cho mô hình link Pyramid – kim tự tháp.
  4. Use URL variations: Biến thể URL – Kích hoạt nó và chọn một giá trị cao, từ 80 đến 100%
  5. Use the root..: Lựa chọn này cho phép GSA tạo back link tới tên miền gốc của bạn. Tỉ lệ back link về trang chủ nên để từ 10-30 %.
  6. Keywords: Bạn chỉ điền từ khóa để GSA tìm kiếm khi không sử dụng List link. Cách này sẽ chậm hơn so với sử dụng list link rất nhiều.
  7. Collect keywords from target site: GSA sẽ lưu các từ khoá từ các trang web mục tiêu.
  8. Use collected keywords… : GSA sẽ tìm kiếm các từ khóa trên web mục tiêu và tự tìm từ khóa liên quan. Tốt nhất là tắt nó đi, toàn từ linh tinh thôi.
  9. Put keywords in quotes ..: Đặt từ khóa vào dấu ngoặc kép – SER sẽ tìm chính xác theo từ khóa của bạn. Lựa chọn này cũng không cần thiết.
  10. Try searching with similar-looking keywords: GSA sẽ tìm kiếm các website mới liên quan tới từ khóa chính. Không cần cái này nhé.
  11. Anchor text: Phần này rất quan trọng – Sử dụng từ khóa liên quan tới từ khóa chính. Mình nghĩ nên thêm tối thiểu 30 từ khóa.
  12. Use keywords as anchor text: GSA SER sẽ sử dụng từ khóa trong phần Keywords bạn vừa điền làm anchor text. Bạn cũng không cần chức năng này.
  13. Partial match anchor text: GSA SER sẽ tìm kiếm tối đa x% anchor text.
  14. Secondary anchor text: Có thể được sử dụng như anchor text phụ. Không cần luôn.
  15. Branding anchor text: Đây là mục quan trọng. Hãy sử dụng thương hiệu của bạn như 1 profile tự nhiên.
  16. LSI anchor text: Thêm 1 số từ khóa liên quan để tạo Profile tự nhiên.
  17. Generic anchor text: SER có danh sách các từ khóa chung có thể làm anchor text.
  18. Domain as anchor text: SER sử dụng tên miền làm anchor text.
  19. Use citation: Bật chức năng này giúp GSA SER đăng website của bạn mà không chèn link, nhìn sẽ tự nhiên hơn.
  20. Anchor text variations: SER sẽ thay đổi thứ tự của các Anchor text. Phần này nên để cao 1 chút, tầm 80 – 100%.
  21. Image comment: Bạn có thể sử dụng 1 ảnh mặc định là được.
  22. Guestbook comment: Để 1 như mặc định nhé.
  23. Website title: Mục này sẽ sử dụng cho tiêu đề bài viết, ở đây bạn có thể sử dụng cú pháp Spin cho đa dạng hơn nhé.
  24. Category: Chọn vài danh mục web liên quan tới website của bạn. Bạn có thể sử dụng cu pháp “*Health*”.
  25. Login: chọn để SER tạo ngẫu nhiên User name để đăng nhập.
  26. Password: chọn để SER tự động tạo mật khẩu đăng nhập.
  27. About yourself: Chỗ này dùng để “giới thiệu bản thân” cho Web 2.0và forum profiles. Hãy chịu khó viết 1 chút và spin nội dung chút nhé.
  28. Profile image: Cũng chẳng cần thiết nhưng nếu bạn cần thay đổi avatar thì bổ sung cho nó có.
  29. Twitter URL: cho link twitter vào đây để còn build link.
  30. Facebook URL: cho nốt Facebook URL vào đây. Nó sẽ được sử dụng vào việc tạo liên kết.
  31. Forum comment: Bạn có thể sử dụng các comment mặc định của SER, but nếu có thể tự viết thêm 1 chút bạn sẽ thoát được phần nào các footprint đấy.
  32. Guestbook comment (German): Mặc định 1. Nếu không biết tiếng Đức thì cũng nghỉ đi, mất công dịch làm gì.
  33. Micromessage: Tôi cũng chưa bao giờ dùng cái này, cứ để mặc định vậy.
  34. Description: Bạn có thể thêm mô tả về trang web ở đây.

Tip: GSA SER tích hợp sẵn giải pháp điền tự động vào hầu hết bài viết và mô tả bẳng bài viết của bạn. Để biết thêm về phần này, vào Tools → Auto Fill và chọn các lựa chọn.​

Project options
  1. Project pause: Với websites/projects mới, mình khuyên nên để 1-50 verified link 1 ngày thôi. Bỏ check “per Url” đi như vậy GSA SER sẽ chỉ tạo tối đa 50 link 1 ngày thôi. Đừng tham lam mà đặt số lượng lớn, số lượng link càng tăng đột biến bạn càng dễ die. Chỉ có các back link ở tầng thấp hãy bỏ giới hạn này.
  2. Ask all services: Yêu cầu dịch vụ – ở đây tốt nhất là chọn tất cả. Tuy nhiên bạn nên chú ý, nếu để GSA Captcha Breaker ở đầu và “Death by Captcha” thứ 2, GSA sẽ sử dụng dịch vụ thứ 2 trước. Với các dự án quan trọng, bạn có thể chọn Options/Captcha – Add → Suggested Setups, bạn có thể thấy gợi ý từ đội ngũ lập trình GSA.
  3. Enable custom mode: Chế độ tùy chỉnh – đây là chức năng khá phức tạp, không cần tìm hiểu.
  4. Verify links must have exact URL: Phải có liên kết đã xác minh, bật nó lên và để “When to verify” → Don’t worry about the other options.
  5. Re-verify existing backlinks every…: Kiểm tra lại back link sau 1 khoảng thời gian. Khỏi cần bật cho đỡ mất thời gian.
  6. Send verified link to index services: Gửi link xác minh tới dịch vụ Index. Nếu dùng GSA SEO Indexer hay các dịch vụ ping thì chọn cái này.
  7. Use character spinning .. : Cũng chẳng có tác dụng gì nhiều, có thể bật lên nếu thích.
  8. Randomly use typos: Sử dụng từ sai ngẫu nhiên. Tắt luôn. Cái này chỉ làm giảm chất lượng chứ chả tác dụng gì đâu.
  9. Try to always place an URL with .. : Cố gắng chèn back link mới. Bật nó để tạo thêm nhiều back link hơn. SER  sẽ tạo các liên kết phụ trong profile và bài viết.
  10. Continuously post to site even if ..: Tiếp tục đăng ngay cả khi…Đôi lúc website chậm và GSA không thể đăng được. Việc cố gắng truy cập những website này chỉ tổ mất thời gian. Mình khuyên bỏ nó đi.
  11. Tags: Bật lên và chọn “anchors” để lấy thêm link từ tags.
  12. Engines: Tắt luôn nếu bạn dùng list link
  13. Always use keywords to find target sites: Luôn sử dụng từ khoá để tìm các trang web mục tiêu. Bật lên nếu bạn đang tìm kiếm và không cần dùng đến footprint của GSA. Bật “Add stop words to query” và đặt 20% để đa dạng hơn.
  14. Use URLs from global site lists if enabled: Sử dụng URL từ site chính. Không dùng.
  15. Use URLs linking on same verified URL: Sử dụng URL liên kết trên cùng một URL đã được xác minh – dùng cái này chỉ tổ tốn tài nguyên
  16. Analyse and post to competitors’ backlinks: Phân tích và đăng lên link của đối thủ, tính năng này khá hay nhưng hầu hết link đối thủ không còn sống.
  17. Allow Posting on Same Site Again: Cho phép đăng trên cùng một trang web: Tôi chỉ kích hoạt nó cho liên kết tầng 2 hoặc thấp hơn. Không sử dụng với Tầng 1.
  18. Post first Article without Links: Đăng bài đầu tiên mà không có liên kết – SER sẽ không đặt link trong bài viết đầu tiên trên Web 2.0. Hầu hết các trang Web 2.0 sẽ xóa tài khoản của bạn nếu họ tìm thấy back link trong bài viết đầu tiên. Nên bật chức năng này nếu muốn xây dựng liên kết chất lượng.
  19. Time to Wait for Further registrations: Thời gian chờ đợi để đăng ký thêm – SER sẽ đợi một khoảng thời gian tùy chỉnh trước khi tạo một tài khoản khác trên cùng một trang web. Không cần dùng tới chức này.
  20. Time to wait before first post: Thời gian chờ đợi trước khi đăng bài đầu tiên . Nếu kích hoạt, SER sẽ đợi một thời gian đặt sẵn sau khi đăng ký rồi mới đăng bài đầu tiên.
  21. Time to wait between two posts: Thời gian chờ giữa hai bài đăng nên để 120 phút.
  22. Skip sites with more then .. outgoing links: Đây là chức năng rất quan trọng, giúp loại bỏ các site có quá nhiều link outbound. Tốt nhất nên bỏ các site có nhiều hơn 40 link out.
  23. Skip sites with a PR below…: PR đã chết, bạn khỏi cần quan tâm tới tính năng này.
  24. Skip sites with a PR below: xem dòng 23.
  25. Skip also unknown PR: Xem dòng 23.
  26. Type of backlinks to create: Loại back link với back link chất lượng ở tầng cao bạn chỉ cần  “Article”, “Article Wiki” và  “Anchor Text”. Còn lại chọn tất cả.
  27. Try to skip creating no-follow links: Bỏ qua link no-follow, bỏ qua phần này để lấy cả link do-follow và no-follow cho tự nhiên.
  28. Avoid posting to sites with just IP and no domain: bỏ qua các trang web chỉ với IP và không có tên miền. hãy chọn nó cho nhất là liên kết tầng cao.
  29. At least x keywords must be present on…: Số từ khóa tối thiểu…cũng không cần chức năng này luôn.
  30. Skip sites with the following words …: Bỏ qua các trang web với các từ sau…Tôi cũng không sử dụng cài đặt này.
  31. Skip sites with the following words in …: Bỏ qua các trang web có các từ sau đây. Cũng không dùng nốt.
  32. Skip sites with from the following countries: Chặn một quốc gia. Mặc dù không chính xác 100% nhưng nên chặn bọn China nhé.
  33. Skip sites in the following languages: Xem mục 32.
Rate this post